Công chứng hợp đồng nhà đất: 4 nội dung cần lưu ý
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Liên quan đến những vấn đề pháp lý về công chứng, bạn nên lưu ý 4 nội dung sau:
1. Bắt buộc hoặc theo yêu cầu
Theo khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, các loại hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của NSDĐ phải được công chứng, chứng thực gồm: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất. Ngoài ra, văn bản về thừa kế QSDĐ, QSDĐ và tài sản gắn liền với đất cũng được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
* Hợp đồng, văn bản không bắt buộc công chứng hoặc chứng thực
Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
=> Việc công chứng hoặc chứng thực các hợp đồng, giao dịch này là theo yêu cầu của các bên.
2. Xem: Công chứng, chứng thực: Ở đâu, giấy tờ gì – Tất tần tật tại đây
3. Phân biệt được giá trị pháp lý giữa công chứng và chứng thực
Về bản chất hai hoạt động này khác nha nên thủ tục, hậu quả và trách nhiệm pháp lý cũng khác nhau:
Công chứng: Là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Chứng thực: Là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Xem chi tiết về thẩm quyền, giá trị pháp lý và bản chất cụ thể hơn: TẠI ĐÂY
4. Giao dịch bắt buộc phải công chứng nhưng không thực hiện vẫn có giá trị pháp lý?
Thật vậy, từ ngày 01/01/2017, khi mà Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực đã cho phép điều này. Đó là trường hợp khi 01 bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch và có yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Nguồn: danluat.thuvienphapluat.vn