Tin tức

Vi bằng có cần công chứng không?

Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị làm chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng.

Không ít người thắc mắc, vi bằng có cần công chứng thì mới có giá trị hay không?

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 61/2009/NĐ-CP) thì: Thừa phát lại được làm vi bằng cho các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Như vậy, chỉ những hành vi, sự kiện xảy ra trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với Văn phòng thừa phát lại thì Văn phòng thừa phát lại đó mới có thẩm quyền làm vi bằng.

Khoản 4 Điều 26 Nghị định 61/2009/NĐ-CP quy định: Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.

Như vậy, vi bằng không cần công chứng, chứng thực vì thực chất nó đã được chứng thực tại văn phòng Thừa phát lại và đăng ký tại Sở Tư pháp.

svluat.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

*

Bạn cần tư vấn, hỗ trợ. Vui lòng gọi
Mở cửa từ thứ 2 đến sáng thứ 7.
Ngoài giờ làm việc vui lòng gọi di động: 0917 546 789
Số 27 lô A1, đường số 4, KDC Nam Long, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ
THỪA PHÁT LẠI © 2017