Tin tức

Những kỹ năng sống còn của nghề Luật

Đa số các bạn sinh viên Luật hiện nay thường tập trung quá nhiều vào kiến thức trên giảng đường mà thiếu sự va chạm thực tế. Trong kỷ nguyên 4.0, trí tuệ nhân tạo, máy móc, công nghệ có thể thay thế con người, ngày đó không còn xa và nhiều chuyên gia khẳng định khi đó, tôi, các bạn những người đọc được bài viết này vẫn còn đang sống.

Bạn sẽ không thể thành công trong ngành Luật nếu thiếu những kỹ năng sau:

1. Đọc và nghiên cứu hồ sơ vụ án

Đây là một trong những kỹ năng đầu tiên bạn cần phải học và thực hiện được nó. Hiện nay trên các phương tiện thông tin có rất nhiều bản án tuy nhiên cách cọ sát hiệu quả nhất là khi bạn được thực tập tại VPLS, Công ty Luật. Tại đây các bạn sẽ được hướng dẫn vụ việc thực tế, thời gian đầu chủ yếu sẽ tìm hiểu các hồ sơ đã được giải quyết, nếu các bạn tiếp thu tốt, có tiềm năng thì sẽ được cho tiếp cận một số hồ sơ mới.

Kỹ năng đọc và nghiên cứu hồ sơ vụ án sẽ được tích lũy theo thời gian, bạn cần hiểu rằng những hồ sơ thực tế này không đơn thuần như những gì chúng ta học ở trường, nhiều hồ sơ có rất nhiều phụ lục, tài liệu đính kèm, kéo dài nhiều năm nên để nghiên cứu bạn phải có một bước sắp xếp mà các luật sư hay gọi là đánh bút lục, thường người ta sẽ sắp xếp chúng tại theo trình tự thời gian.

Những vấn đề phải đặt ra tại đây: Bạn sẽ giải quyết lượng thông tin đó ra sao? Tóm tắt nó như thế nào? Đâu là thông tin thực sự cần thiết và là sự kiện mấu chốt trong vụ việc? Phân tích đánh giá hồ sơ tài liệu, tham chiếu căn cứ pháp luật như thế nào? Hồ sơ khách hàng cung cấp thừa thiếu ra sao? 

2. Tư duy pháp lý 

Tư duy pháp lý được ví như là vũ khí của người hành nghề Luật. Nếu không có tư duy pháp lý bạn không thể thành công được.

Tư duy pháp lý là đặt câu hỏi để giải quyết vấn đề. Bạn có thể hình dung là, khi khách hàng đến hỏi bạn, nhưng để trả lời họ thì trong đầu mình, bạn lại phải đặt ra các câu hỏi trước đó. Khi hỏi mình được, bạn mới có câu trả lời nhanh và chính xác cho khách hàng.

Tư duy của người học luật phải khác người bình thường, không được thiên về cảm tính, đơn giản sơ lược mà phải đào xuống chiều sâu, không được đưa ra kết luận nếu như không có căn cứ, lập luận rõ ràng.

Có thể dẫn ra một ví dụ:

Ngày 22/2/2017, tôi có đọc một bài viết của báo tuoi tre, sự việc như sau: Bắt đầu từ cái tin: con tôm hùm đỏ “được” một cá nhân lặng lẽ nhập vào Việt Nam là một “sinh vật lạ”, đã gây tác hại cho mùa màng hoa màu, thậm chí có thể đục khoét làm vỡ đê điều. 

Nhiều bình luận được đưa ra, đây là một bài học kinh nghiệm về việc thiếu hiểu biết, đây là một sự cảnh báo về hậu quả của việc tùy tiện nhập khẩu sinh vật lạ… 

Lẽ ra, những phản ứng tức thời phải vạch rõ được ngay khía cạnh mang tính luật pháp. 

Thứ nhất, việc một công dân nào đó tự ý nhập những sinh vật lạ như tôm hùm đỏ hôm nay và ốc bươu vàng ngày trước có vi phạm luật pháp hay không.
Thứ hai, việc công dân ấy có thể đi thoát qua cửa khẩu là sự qua mặt hải quan và các cơ quan chức năng. Vậy trách nhiệm hành chính và trách nhiệm pháp lý đối với các cơ quan này phải được quy kết ra sao.

3. Kỹ năng viết

Theo như các nhà tuyển dụng, sinh viên mới tốt nghiệp thường yếu kỹ năng này nhất trong số các kỹ năng cần thiết của một Luật sư. Kỹ năng viết đặc biệt là soạn thảo hợp đồng cực kỳ cần thiết đối với những người hành nghề Luật, một số công ty còn có hẳn một vòng thi về soạn thảo văn bản trong đợt tuyển dụng của mình. Việc biết cách soạn thảo hợp đồng, kiểm tra tính pháp lý, rủi ro hợp đồng trong các giao dịch của Doanh nghiệp… bạn còn có thể được đánh giá cao hơn so với các ứng cử viên khác khi có khả năng soạn thảo được các văn bản hành chính (công văn, quyết định, đơn từ…).  

Vì thế, sinh viên ngành Luật cần trao dồi kỹ năng này nhiều hơn qua một số hoạt động: làm cộng tác viên viết, sửa bài cho một số tờ báo; viết blog cá nhân; theo học các lớp kỹ năng soạn thảo văn bản pháp luật.

4. Kỹ năng tranh luận

Tranh luận là đặc trưng của nghề luật và đặc biệt là với các luật sư. Bạn phải truyền đạt những lời nói, quan điểm của mình cho các cơ quan tố tụng để bảo vệ khách hàng hoặc tư vấn một cách mạch lạc, rõ ràng để khách hàng hiểu họ phải làm gì. Vì vậy nói là một kỹ năng quan trọng và tất nhiên nó cần phải được rèn luyện từ khi bạn là một sinh viên.

Người có kỹ năng tranh luận là người có sự tổng hợp của các kỹ năng khác như: Đọc, viết, kỹ năng thuyết trình tư duy phản biện… Yêu cầu bạn phải sử dụng thông tin một cách có hiệu quả để hình thành lập luận chặt chẽ, phân loại và xây dựng, sắp xếp hệ thống lập luận để hình thành quan điểm về một vấn đề cụ thể.

Ngoài ra ngoại ngữ là yếu tố quan trọng quyết định thành công của bạn. Hiện nay, ngành Luật được rất nhiều trường Đại học đào tạo nên số lượng cử nhân Luật tốt nghiệp mỗi năm rất lớn, nếu có ngoại ngữ thì cơ hội được làm việc tại các tập đoàn, công ty lớn rất là cao.

lawnet.thukyluat.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

*

Bạn cần tư vấn, hỗ trợ. Vui lòng gọi
Mở cửa từ thứ 2 đến sáng thứ 7.
Ngoài giờ làm việc vui lòng gọi di động: 0917 546 789
Số 27 lô A1, đường số 4, KDC Nam Long, P. Hưng Thạnh, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ
THỪA PHÁT LẠI © 2017