Thừa phát lại là gì ?

THỪA PHÁT LẠI

  1. THỪA PHÁT LẠI Là gì ?

Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc thu thập, xác lập chứng cứ ( lập Vi bằng) trong hoạt động tố tụng và trong các quan hệ pháp lý khác; xác minh điều kiện thi hành án; trực tiếp thực hiện việc thi hành án và tống đạt văn bản của Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự.

  1. THỪA PHÁT LẠI THỰC HIỆN CÁC CÔNG VIỆC SAU:
  2. Lập vi bằng ( xác lập chứng cứ): Là việc Thừa phạt lại lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

Thông qua việc lập Vi bằng, Thừa phát lại giúp mọi người chủ động tạo lập chứng cứ ghi nhận các hành vi, sự kiện xảy ra trong thực tế để chứng minh khi Tòa án xét xử.

Các Vi bằng này có tác dụng phòng ngừa tranh chấp trong các quan hệ pháp lý khác.

  • Xác minh điều kiện thi hành án: Là việc Thừa phát lại tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của người phải thi hành án để thi hành nghĩa vụ về tài sản của họ trong quá trình tổ chức thi hành án.
  • Thi hành án: Là việc Thừa phát lại trực tiếp tổ chức thi hành các Bản án, Quyết định của Tòa (tương tự như Chấp hành viên của Cơ quan Thi hành án dân sự).

Thông qua hoạt động thi hành án, Thừa phát lại góp phần giúp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có thêm sự lựa chọn khi có nhu cầu thi hành Bản án, Quyết định của Tòa án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; giúp giảm tải cho hoạt động của các Cơ quan Thi hành án dân sự, giúp cho việc tổ chức thi hành án được nhanh chóng hơn; là bên cung cấp dịch vụ, Thừa phát lại có điều kiện không ngừng hoàn thiện để phục vụ tốt hơn theo yêu cầu của khách hàng.

  • Tống đạt văn bản: Là việc Thừa phát lại thực hiện thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan Thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

Việc Thừa phát lại tống đạt văn bản, giấy tờ của Tòa án,Cơ quan Thi hành án dân sự đã góp phần làm giảm tải cho hoạt động của các Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự.

  1. PHẠM VI VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI

Thừa phát lại hoạt động trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở Văn phòng, trừ một số trường hợp pháp luật có qui định khác.

Thừa phát lại hoạt động dưới hình thức Văn phòng Thừa phát lại.

  1. CHI PHÍ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA THỪA PHÁT LẠI

Việc lập Vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án được thực hiện theo thỏa thuận giữa người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại thu chi phí tổ chức thi hành án theo mức chi phí thi hành án dân sự./.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *